Header Ads

Sinh nhi tri chi giả, thượng giả; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ giả; khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ.

Khổng Tử dường như căn cứ vào tư chất thiên phú mà chia người thành ba hạng:
thượng, trung, hạ; mỗi cấp tùy theo mức độ thiên phú của tư chất cao thấp mà tạo thành các chuẩn mực hành động. Kỳ thực không phải vậy, đọc kỹ ta thấy ông tập chú vào hạng người ''Sinh nhi tri chi'' chỉ là ông đưa ra giả thiết để làm nổi bật vấn đề, thực tế về căn bản Khổng Tử không căn cứ vào hạng này, bản thân ông cũng không thừa nhận ông thuộc hạng này.
 
Ông nói: ''Ngã phi sinh nhi tri chi giả'' (Thuật nhi) (Ta không phải là hạng người sinh ra đã biết đạo lý).
Mỗi người đều phải học rồi mới biết đạo lý, đến như hạng khổ công học hỏi và hạng tăm tối mà không học thì sự khác biệt cũng chỉ nằm trong chữ học và không học mà thôi, cái tư chất thiên phú không mảy may liên hệ.
 
Câu ''Dân tư vi hạ hĩ'' là một lời quở trách thương tiếc cho hạng người tự giam hãm mình trong tăm tối.
Khổng Tử chủ tâm nhấn mạnh vào câu: ''Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ'' để khuyên răn chúng ta phản tỉnh, chuyên tâm học hỏi hầu thấu đạt được đạo lý.
 
Có một câu chuyện về Khổng Tử như sau: Lão Tử thấy Khổng Tử đang đọc sách thì hỏi ông đang đọc sách gì,
Khổng tử trả lời: ''Tôi đang đọc sách mà thánh hiền ngày xưa đã đọc''.
Lão tử nói: ''Thánh hiền đương nhiên đọc sách đó, ông hà tất phải đọc lại?''. Nhiều người đọc chuyện này cũng bảo rằng thánh nhân thì đọc sách thánh hiền chứ còn mình là người thường thì làm sao đọc được, họ đâu biết rằng nói vậy là tự đẩy mình vào tình cảnh ''dân tư vi ha''.

“Vô tri có hai loại, một là loại tự sơ sinh đã tự nhiên bị vô tri, hai là loại thông minh. Rất nhiều người tự mệnh danh là học giả mà không nắm được đạo lý, họ khinh thường người dưới và những công việc thường.


 (Quý Thị)

Không có nhận xét nào