Header Ads

Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã.

Ta không phải là hạng sinh ra đã biết đạo lý, chỉ là ta yêu nếu đạo của người xưa, lấy sự cần mẫn mà cầu học vậy.
Lời nói rất chân thành đó của Khổng Tử khiến chúng ta phải tự thân phán tỉnh. Tâm lý con người khó tránh khỏi tâm trạng: Thấy người khác học tập, sự nghiệp thành công, không biết nghĩ “kiến hiền tư tề”, (Thấy người hiền thì suy nghĩ sao cho mình cũng bằng họ) mà lại tự an ủi mình bằng cách nói: ''Người đó thiên tài mà! Có tư chất thông minh, đương nhiên là được vậy rồi! Mình làm sao bì với họ được!''. Với câu nói ấy, ta tự thể hiện mình là người có khí lượng nhỏ bé, tự mình cam chịu làm người tầm thường.
Sinh thời, Khổng Tử san ''Thi'', “Thư”, định ''Lễ'', ''Nhạc'', tu ''Xuân Thu'', tự ''Dịch truyện'', tiến hành hệ thống, tổng kết văn hóa thời thượng cổ, khai sáng và phát triển cục diện văn hóa mới.
Vì đó mà người ta tôn vinh ông là ''Thánh nhân'', cho ông là hạng người thiên tài ''Sinh nhi tri chi'', nhưng khổng Tử khiêm tốn nói: “Ngã phi sinh nhi tri chi giả”. Với cách nói đó ông vừa thể hiện cái mỹ đức khiêm nhu vừa tỏ thái độ phản đối "thiên tài'' để nhấn mạnh vào “Học nhi tri chi”.
“Hiếu cổ” không có nghĩa là bảo thủ, tự giam kín mình, nhưng đó là thái độ trân trọng truy cầu tri thức văn hóa; ''Mẫn dĩ cầu chi'' là sự chuyên cần phấn đấu cầu tìm chân lý và tri thức mới. Tương truyền Khổng Tử lúc thiếu thời phải đi nhiều nơi cầu học vì ông không được đến trường học của tầng lớp quí tộc.
Với tâm hiếu cổ, với lòng mẫn cầu, Khổng Tử để lại cho hậu thế sự nghiệp hiển vinh như bậc ''Sinh nhi tri chi''.
 

''Tri thức chân chính chỉ có được khi dùng lý trí nỗ lực tìm kiếm, sau khi đã quên hết những gì người khác dạy mình thì chúng mới đạt đến tri thức chân chính”.


(Thuật Nhi)

Không có nhận xét nào