Header Ads

16.Hạ lễ ngô năng ngôn chi, kỷ bất túc trưng. Ân lễ ngô năng ngôn chí, Tống bất túc trưng dã. Văn hiến bất túc cố dã. Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ.

(Bát Dật)
Lễ của nhà Hạ ta có thể giảng giải nhưng lễ của nước Kỷ không còn chứng tích gì để nói. Lễ của nhà Ân ta có thể giảng giải nhưng lễ của nước Tống không còn chứng tích gì để nói. Văn hiến của hai nước kỷ, Tống không duy trì được, nếu không thì ta đã có chứng cứ xác thực để giảng giải.
“Túc, tắc ngô năng trưng chi hĩ” hàm chứa một ý nghĩa rất chân chính: 
Khổng Tử khuyên mọi người trong quá trình dạy và học phải luôn luôn căn cứ vào những chứng cứ xác thực.
''Học'' và ''dạy'' có sự sai biệt, để ''dạy'', mình phải thấu hiểu và tự thể nghiệm. 
Thời xưa thi cử là một việc rất nặng nề, ngày nay việc thi cử đã nhẹ nhàng hơn, có qui phạm, có tiêu chuẩn, đáp án, chỉ cần chu đáo chuẩn bị là được, tuy nhiên nội dung học rất nhiều nên khó học hết được, giống như Tề Thiên chẳng thể bay khỏi bàn tay của Phật Như Lai.
Đối với việc học ta phải có một thái độ nghiêm túc, vấn đề gì cũng phải qua quá trình chuẩn bị, sưu tập bổ sung tư liệu, không nên chỉ căn cứ giới hạn vào những cái đã có mà phải tham chiếu, trưng dẫn một cách rộng rãi. 
Xem khía cạnh này lại xét khía cạnh khác, như thế lần lượt các vấn đề sẽ được đặt ra, đối với mỗi vấn đề nhất thiết phải khảo chứng với những tư liệu tốt nhất sau khi đã tra cứu, chỉnh lý kỹ càng tư liệu đó. Do đó luyện cho có được một thái độ, một thói quen đọc sách nghiêm túc kỹ càng là điều rất quan trọng.
''Có người lúc bắt đầu công việc thì lề mề, sau đó mới nỗ lực nên rút cuộc sức mòn lực kiệt. Trước tiên ta nên làm những việc cần thiết nhất rồi hãy đến các việc ít quan trọng hơn.
Có người chưa phấn đấu mà đã mong thắng lợi. Có người học những điều không cần thiết, đuổi theo danh tiếng, còn những việc quan trọng, hữu ích thì trễ nải. 

Có người vừa thành công đã sa vào hư danh. Bất kể học tập hay sinh hoạt phương pháp là điều rất quan trọng".


Không có nhận xét nào